Bài Viết

Lá trà xanh đã được dùng phổ biến tại Trung Quốc từ xa xưa cho tới tận những năm 1700. Tuy vậy, sau khi trà được nhập khẩu vào châu Âu qua con đường tơ lụa và đường biển, nhu cầu về trà đen dần dần thay thế trà xanh và sữa bắt đầu được thêm vào trà, tạo thành món đồ uống cuppa khoái khẩu của người Anh. Tới thế kỷ XIX, trà được trồng tại Ấn Độ cũng bắt đầu có tên tuổi và được xuất khẩu sáng các nước khác. Làm sao để pha được ấm trà ngon là cả một câu chuyện. Có những cách pha trà cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, cách pha trà sử dụng chén Tống, chén Quân của người Trung Quốc hay cách pha trà dân dã của người Việt Nam. Tại châu Âu, người ta sử dụng một khối cầu rỗng có đục lỗ để chứa trà. Khi pha nhúng khối cầu này vào nước nóng, trà sẽ được phai ra theo nước nóng nhưng các lá trà vẫn nằm khối cầu này. Có thể nói, đây chính là thủy tổ của túi trà lọc ngày nay.

Lịch sử của trà túi lọc

Vào đầu thế kỷ XIX, một doanh nhân có tên Thomas Sullivan tại New York đã tìm cách cải thiện khả năng marketing của doanh nghiệp sản xuất trà của mình. Ông đã gửi cho khách hàng các túi lụa nhỏ có chứa trà để khách hàng uống thử. Rất nhiều khách hàng đã nhúng thẳng túi trà này vào nước để pha và sau đó gửi thư lại cám ơn Sullivan về phát kiến mới này. Tuy vậy, họ cũng phàn nàn rằng túi lụa quá dày nên đã khá nhiều hương trà đã không thẩm thấu qua chất liệu này trong khi pha trà được. Sullivan tiếp tục cải tiến phát kiến của mình nhưng phải đợi đến khi Joseph Krieger hoàn thiện chúng, trà túi lọc mới được công chúng chấp nhận rộng rãi, các khách hàng của Sullivan đã phản hồi lại việc sử dụng trà trong các túi bằng vải cotton muslin là rất thuận tiện và nhanh chóng thay vì các dụng cụ lọc trà bằng kim loại. Cùng với một tiềm năng phát triển khủng khiếp cho trà túi lọc Sullivan đã phát triển trà túi lọc trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là sau thế chiến thứ II.

Trà túi lọc

Trà túi lọc gồm hai thành phần chính là lá trà đã qua chế biến và túi giấy lọc. Ngọn và búp lá được hái bằng tay từ trên cây, sau đó trải qua một số quy trình bao gồm làm héo, cán, sấy, cắt và pha trộn. Cường độ và thời gian của mỗi quá trình này sẽ khác nhau tùy theo từng loại trà.

Sau khi những lá trà được sấy khô sẽ được đưa đến một phòng máy nơi chúng được cắt bằng lưỡi dao quay với mức độ khác nhau của độ mịn thành phẩm, tùy thuộc vào loại trà. Các lá đã cắt được tiếp tục tinh chế bằng việc chọn lọc qua rây với các cấp độ mắt lưới khác nhau. Lá trà dùng để chế biến trà túi lọc thường là trà rây mịn vì chúng đòi hỏi một thời gian ủ ngắn hơn rất nhiều so với cách pha trà truyền thống.

Ngày nay, trà túi lọc với các hương vị khác nhau đã được ưa chuộng và thưởng thức ở khắp nơi trên thế giới và cạnh tranh đáng kể với trà pha ấm theo cách bình thường.

Nguồn: Tổng hợp

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.