Bài Viết

Hiện nay, người bệnh tự điều trị vết thương hở, u nhọt, trĩ,… bằng lá mọc dại, lá trà, lá lốt, nước thuốc “gia truyền” đã giảm nhưng nhiều người ở các xã vùng sâu tại H.Cần Giờ (TP.HCM) và các tỉnh Long An, Bình Phước, Tây Ninh… vẫn còn nhập viện vì biến chứng năng nề từ phương pháp này.

Theo bác sỹ Đông y Võ Tấn Đăng Khoa, trà xanh có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát và kinh can thận, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, cầm tả lị, tiêu thực, trừ mụn nhọt… HIện nay, nhiều người vẫn tin dùng phương pháp nước trà đun đậm đặc để tắm phòng trừ rôm sảy, ngâm chân chống hôi chân, rửa mặt trị mun và rửa vết hăm da.

Anh L.V.O (46 tuổi, ở H.Cần Giờ) nổi một mụn nhỏ, sung đỏ ở ngón út bàn chân trái của anh được chỉ cách anh mua lá trà xanh về nấu nước rửa, đâm nhuyễn, xác trà rồi đắp lên nốt mụn để điều trị. Ngày đầu đắp lá trà, anh thấy dịch mủ trắng gom lại, anh nặn mủ, tiếp tục rửa và đắp lá trà cho mát. Đến tối, anh sốt và thấy đau, tê từ ngón út ra cả bàn chân. Sau đó anh đã nhập viện.

Bác sĩ Tâm khuyến cáo, khi bị các chấn thương, nhất là vết thương hở, người bệnh chỉ cần rửa vết thương bằng nước sạch rồi đến trạm y tế để được sơ cứu, xử lý.

Phạm An

Nguồn Báo Phụ nữ 05/8/2019

 

 

 

 

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.