Bài Viết

Trà đối với sức khoẻ có nhiều điều bổ ích, một tách trà ngon trong tay, thường giúp làm mất mỏi mệt, thư giản gân cốt, tinh thần sản khoái trăm lần:

Nói không ngoa, trà là vị ngọt hàng đầu của các cỏ cây. Hơn nữa hiện nay trà trở thành sản vật của thế giới, dân ta có thói quen tốt dùng trà, không chỉ giúp cho sự khai thác của một loại thức uống kích thích khác như cà phê.

Trà ngoài cách dùng nước để hãm, thường ngày cũng có những cách sử dụng kỳ diệu mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây: 

 

  1. Người đã ăn tỏi: Có thể dùng một ít bã trà, nhai nhuyễn trong miệng sẽ giúp tẩy đi mùi hôi miệng.
  2. Da sưng đỏ hay xước: Thoa chà trà nguội, vừa sát khuẩn mà làm giảm cơn đau.
  3. Dùng bã trà phơi khô làm ruột gối nằm: Giúp đầu óc sáng suốt, rất thích hợp cho người huyết áp thấp.
  4. Khi mỏi mắt: Dùng nửa tách trà loãng để rửa mắt sẽ nhanh phục hồi thị lực.
  5. Dùng một ít trà đậm sau khi uống rượu:  Vừa làm sạch răng miệng, trợ tiêu hoá, vừa giúp giảm cơn say.
  6. Phụ nữ kinh nguyệt tắc nghẽn:  Dùng nước trà một bát, thêm vào một ít đường cát, phơi sương một đêm, uống vào sẽ có hiệu quả.
  7. Trong trà có chứa tannin giúp sát trùng:Khi chân bị lở thúi, mỗi tối dùng nước trà ngâm rửa chân, lâu dần sẽ đạt hiệu quả.
  8. Sau khi gội đầu: Nếu dùng nước trà dội rửa một lần nữa, sẽ làm cho mái tóc càng đen mượt, mềm mại và sáng bong.
  9.  Kiết lỵ lâu ngày không dứt: Dùng trà sắc chung với dấm uống ấm sẽ đạt hiệu quả.
  10. Trà cùng sắc chung với Ngô thù du để dùng: Giúp trị đau dạ dày thể nhẹ.
  11. Trà cùng sắc chung với Tế Tân để dùng: Giúp trị đau răng do nhiệt.
  12. Trà cùng sắc chung với Xuyên khung 12g : Giúp trị đau đầu.
  13. Trà cùng sắc chung với Quốc Hồng 4g: Giúp trừ phong hàn, khu đàm trị ho.
  14. Trà cùng hãm chung với bạch cúc hoa: Giúp bình can dương, tiêu can hoả, làm sang mắt.
  15. Trà cùng sắc chung với bong hồng, hoa lài: Giúp sơ thông can khí, giảm đau đầu.
  16. Say tàu xe: Cố gắng dùng nước trà xanh thật nhiều, hiệu quả càng thấy rõ.
  17. Đau lưng khó xoay chuyển: Dùng trà 5 phần, dấm 2 phần, uống ấm hiệu quả rất tốt.
  18. Trà trị mề đay: Dùng trà 80g, nấu nước để rửa, lau khô sau khi rửa, lặp lại 3 – 5 lần trong ngày.
  19. Khi bị bỏng: Dùng bã trà khô tán nhuyễn, dùng với dầu mù u, thoa sẽ có hiệu quả.
  20. Trị viêm ruột cấp hay mãn tính, kiết lỵ, tiêu chảy: Dùng trà Lipton 12g, bông hồng 12g, cam thảo 4g, với nước 2 chén, sắc còn 1 chén, chia vài lần dùng trong ngày.
  1. Kiết lỵ lợt hay đậm do hàn hay nhiệt:  Dùng gừng tươi xắt nhỏ cùng trà với lượng bằng nhau, dùng nước nấu sôi, uống sẽ có hiệu quả.
  1. Vùng dạ dày hàn lạnh, rối loạn tiêu hóa: Dịch toan quá nhiều, dung trà lipton sẽ có tác dụng làm ấm dạ dày.
  2. Trị nôn máu không cầm: Tam thất 4g, cùng sắc chung.
  3. Trị cảm mạo hiệu quả nhanh chóng: Dùng trà, gừng, đường thẻ cùng sắc chung dùng ấm.
  4. Trị no hơi sình bụng: Trà, Ngô thù du, đầu hành, gừng tươi cùng sắc chung.
  5. Khi bị ong đốt: Dùng bã trà ước thật nhiều, thoa tại chổ sẽ có hiệu quả ngay.
  6. Kiết lỵ: Trà 1 – 2 chén, kèm gứng tươi xắt nhỏ, hớp vào tùy thích, giúp trị lỵ rất tốt. Kiết lỵ thể nhiệt dung cả vỏ gứng.
  7. Rét run lúc mang thai: Dùng Dạ minh sa (phân dơi) 12g, dùng kèm trà lúc bụng đói, tự khỏi.
  8. Trị cả lỵ đỏ và trắng:  Dùng cỏ roi ngựa 20g, trà 4g, nấu nước uống.
  9. Khi đại tiện táo kết:  Dùng trà 20g, Đại hoàng 8g, è den 40g, tất cả cùng tán nhuyễn và uống ấm.
  10. Nổi nhọt ở ngực vai: Dùng Đinh hương 4g, cùng nước trà thừa hôm trước trộn lẫn rồi thoa tại chổ, lặp lại nhiều lần sẽ khỏi.
  1. Sau khi dùng thức ăn chiên dầu mở: Dùng một tách trà đậm; hay sau khi dùng hành, gừng, tỏi, cũng có thể dùng một tách trà đậm, vừa trợ giúp tiêu hóa, vừa trừ đi mùi hôi.
  1. Làm cho da mặt mịn màng không nổi mụn hay tàn nhang: Thường ngày dùng nước trà còn thừa rửa mặt sau xoa nóng hai lòng bàn tay rồi xoa vào mặt.
  1. Người ra mồ hôi chân khi tháo giày vớ ra bên trong vừa ướt vừa hôi:  Có thể bỏ một ít trà vào trong giày, sáng hôm sau trước khi mang giày, đổ trà ra, mùi hôi và ẩm ướt trong giày hoàn biến mất.
  1. Bã trà phơi khô làm gối nằm: Đối với trẻ con có tác dụng ngừa chảy máu cam, chảy máu răng.
  2. Nhanh chóng hồi phục sức khỏe, bổ sung tinh lực, có ích cho sức khỏe: Thường ngày dùng trà, nếu ban đầu tán trà thành bột mịn, rồi hãm uống sạch cả bột, giúp bảo tồn được các thành phần dinh dưỡng trà như chất đạm, acid, vitamin B2, C…
  3. Dịp hè viêm nhiệt: Nhất là vào thời điểm nắng nóng,  nếu có cảm giác chán ăn, dùng kèm tách trà loãng trong bữa ăn, giúp ta khai vị và sảng khoái.
  4. Nếu mắc loa lịch (lao hạch): Dẫu cho đã vỡ hay chưa vỡ, dùng mẫu lệ 160g, cam thảo 80g, cùng tán mịn, sau mỗi bữa ăn, dùng nước muối hay trà để uống chung 4g bột thuốc này sẽ đạt hiểu quả.
  5. Vào dịp nắng nóng: Dễ gặp tình huống vừa nóng vừa khát, trước tiên làm sẵn nước trà bỏ bã, đặt để trong tủ lạnh, rồi dùng giải khát tùy lúc, là một cách hưởng thụ. Không chỉ là thức uống  hơn nữa còn là chất tạo nước cho cơ thể.

Theo Sổ Tay Y Học Số 13

Lương Y Nguyễn Công Đức Khoa Y Học Cổ Truyền – Đại Học Y Dược Tp.HCM

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.